top of page
Writer's pictureHPSC

ĐƯỜNG NÀO CŨNG VỀ LA MÃ ?

Dựa trên hệ thống đường xá tuyệt vời của đế chế La Mã, tỏa ra từ cột mốc trung tâm của quảng truờng La Mã cổ đại, giống như nan hoa của một cái bánh xe, thành ngữ “đường nào cũng về La Mã” bắt đầu phổ biến từ khoảng đầu thế kỷ thứ 12, như một sự ẩn dụ; là với cùng một vấn đề, ta luôn có nhiều phương hướng để suy nghĩ và nhiều phương pháp để giải quyết.

Hầu hết những con đường thời cổ đại là những con đường đất bụi bặm đơn giản dành cho các đoàn lữ hành, nổi tiếng với những hố bùn, xói mòn sụp lở. Nhưng, một trong những điều kỳ diệu của kỹ thuật xây dựng của nguời La Mã cổ đại là các kỹ sư của họ đã sớm khám phá ra cách tạo dựng một hệ thống đường sá kiên cố và liên kết với nhau trong toàn bộ đế chế, những con đường có thể tồn tại rất lâu dài.

Vào đầu Công Nguyên, hệ thống đường bộ của người La Mã bao gồm các xa lộ lớn xuất phát từ Rome, chạy qua hàng chục tỉnh, vùng lãnh thổ và vương quốc, với tổng cộng khoảng hai mười lăm vạn dặm đường, trong đó có năm vạn dặm được coi như là “siêu cao tốc lát đá”, (dài gấp hai lần rưỡi đoạn đường dưới đáy biển mà giáo sư sinh học biển Pierre đã đi để săn tìm quái vật trong quyển tiểu thuyết kinh điển phiêu lưu siêu viễn tưởng của Jules Verne 😮).

Những con đường La Mã có đủ các tiện nghi thiết yếu mà lữ khách nào cũng cần cho những chuyến đi dài. Cứ sau khoảng mười dặm, lại có các nhà trọ, cũng như các điểm dừng nghỉ ngơi dành cho ngựa, có sẵn cả bác sĩ thú y. Ở đó cũng có một quán rượu nhỏ cho lữ khách. Thực tế, các nhà trọ còn mang nhiều sứ mệnh lớn hơn bản thân quy mô của nó. Đó chính là nơi cung cấp các tiện nghi như thức ăn, chổ ngủ và thậm chí cả bồn tắm nước nóng thiên nhiên. Nhà trọ quan trọng đến mức đã tạo ra nhiều thị trấn phát triển xung quanh một số thành phố.

Một trong những con đường đầu tiên và nổi tiếng nhất là con đường Appian, kết nối Rome với Brindisi ở Đông Nam nước Ý. Con đường Appian được bắt đầu vào năm 312 trước Công nguyên, rộng mười lăm bộ và dài ba trăm năm mươi dặm (tương đương với 5m và 500m), được làm bằng đá lát nhẵn thính, mà ngày nay vẫn còn có thể nhìn thấy được.

Đó là tôi đọc thiên đọc địa rồi tổng hợp lại, nên lại phải cẩn trọng mà nhắc chừng là thông tin đúng sai thiếu đủ rất vô chừng. Hãy chỉ coi như là chuyện tôi hầu quý khách để mua vui chốc lát.

Nhưng có cái này thì tôi đoan chắc đúng này, rằng, không phải đường nào cũng về La Mã cả đâu. Ở quận 7, cụ thể là đường Nguyễn văn Linh đoạn ngang qua Phú Mỹ Hưng, khúc giữa Đặng Đại Độ và Bùi Bằng Đoàn là đường dẫn về một quán cà phê nho nhỏ lung linh không mang “sứ mệnh lớn hơn bản thân quy mô của nó”, là nơi cung cấp các tiện nghi như cà phê, âm nhạc, sách, không khí ấm cúng, chổ nghỉ chân đỡ mỏi lưng trên dặm đường bôn ba từ nhà ra phố của quý khách, (duy chỉ bồn tắm nước nóng thiên nhiên là không có) đừng lơ đãng mà bỏ lỡ.

Là đường về Half Past Six Coffee.

Chứ La Mã gì đâu tầm này 🫠

******

HALF PAST SIX COFFEE

B013 khu phố Hưng Vượng 1, Nguyễn văn Linh, P. Tân Phong, Q7, HCMC

🐔 Open everyday

⏰ Mon | 09:00-18:00

⏱ Tue - Sun | 09:00 - 21:00

Recent Posts

See All

Comments


bottom of page